Thursday, October 29, 2015

Bánh xèo du lịch Cồn Phụng Bến Tre

Bánh xèo du lịch Cồn Phụng Bến Tre

Có lẻ chúng tôi cũng không cần giới thiệu nhiều thì quý vị cũng có biết ít nhiều hoặc đã từng thưởng thức qua món bánh xèo đặc trưng của vùng đất Tây Nam Bô. Hiện nay, khu du lịch Cồn Phụng Bến Tre rất vinh dự khi được chọn là địa điểm du lịch trọng điểm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, thực tế đã chứng minh rằng ngày càng có nhiều du khách trong và ngoài nước đỗ về Cồn Phụng tham quan trong thời gian qua.
Bánh xèo du lịch Cồn Phụng Bến Tre

Du khách về đây không những được tham quan khu di tích Đạo Dừa nổi tiếng, ngắm cảnh sông nước hữu tình, tham quan bốn cồn “Long Lân Quy Phụng” mà còn được thưởng thức những món ăn ngon đặc sản cùng với một hệ thống nhà hàng văn minh, lịch sự, thoáng mát đặc trưng của vùng sông nước. Khu du lịch Cồn Phụng có rất nhiều món ngon đã trở thành thương hiêu như: cá tai tượng chiên xù, đuông dừa tắm mắm, lẩu cá bông lao, gà nướng lu, gà hấp lá chanh, cá lóc nướng trui… và đặc biệt là món bánh xèo nhân dừa, thịt bằm đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng quý khách.
Cách làm món bánh này cũng khá đơn giản, nguyên liệu bao gồm: bột gạo hoặc bột mì, nghệ xay nhuyễn, một ít hành xắt nhỏ. Hỗn hợp nguyên liệu này hòa với nước vừa đủ đỗ vào nồi xoáy đều. Ngoài ra còn có thịt heo hay thịt vịt băm nhỏ, tép,củ hũ dừa làm nhân.
Bước chuẩn bị: lấy một cái chảo bắt lên bếp, trán dầu ăn lên chảo nhưng thường người ta trán mỡ heo vì nó làm cho bánh có mụi vị thơm ngon. Sau đó đỗ vào chảo ước chừng một chén nước cốt bột bánh, rồi tiếp tục đỗ nhân thịt, rao củ vào, chờ cho bánh chín đều dùng sạn cạy bánh ra và sắp bánh ra đĩa. Bánh này dùng ăn kèm với rao vườn như: đọt xoày non, đọt mì, lá cách…ăn kèm với bánh chắm mắm chua cay. Vị giòn của bánh, vị ngọt của nhân, vị thanh của rao vườn cùng với vị chua cay của nước chắm đã làm cho thực khách càng ăn càng cảm thấy nghiền và muốn ăn nữa. Điểm hấp dẫn của món bánh này nằm ở chỗ nước chắm, nước chắm chiếm tới 80% hương vị quyết định là món này có thực sự ngon hay không, các đầu bếp giỏi thường có bí quyết pha chế riêng, điển hình như ở món bánh xèo là một ví dụ.
Ngoài bánh xèo là món đặc trưng, khu du lịch Cồn Phụng còn rất nhiều món ngon hấp dẫn khác phục vụ quý khách với giá cả hợp lí, chúng tôi luôn có những đầu bếp giỏi, nhân viên thân thiện phục vụ chu đáo cùng với hệ thống nhà hàng văn minh, lịch sự hòa mình với thiên nhiên sông nước sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho quý khách xa gần. Công ty TNHH DL DV TM Cồn Phụng xin trân trọng tri ân đến toàn thể du khách bốn phương…!
ĐÔNG HẢI

Tuesday, October 27, 2015

VỀ CỒN PHỤNG THƯỞNG THỨC MÓN ĐUÔNG DỪA BẾN TRE

VỀ CỒN PHỤNG THƯỞNG THỨC MÓN ĐUÔNG DỪA

Nói về ẩm thực, từ xa xưa con người đã khám phá ra rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của mình và theo thời gian nó đã trở thành một nét đẹp trong nền văn hóa ẩm thực của nhân loại, một loại hình văn hóa “phồn thực” độc đáo. Trong rất nhiều món ăn ngon trên thế giới thì món ăn từ những loài sâu bọ, côn trùng là một trong nhiều thực phẩm “độc” và lạ nhất.
ĐUÔNG DỪA BẾN TRE
Ngày nay, rất nhiều vùng trên thế giới đều có dùng một số loài sâu bọ làm thức ăn chính cho con người, nhiều nhất là ở các bộ tộc vùng Nam Mỹ, ở Đông Nam Á thì có Indonesia, Thái Lan và Việt Nam…
ĐUÔNG DỪA BẾN TRE
Có rất nhiều loài sâu bọ được người ta dùng làm thực phẩm, thế nhưng ấn tượng nhất vẫn là đuông dừa - một loại sâu chuyên sống trên thân cây dừa và ăn củ hũ. Chính vì ăn củ hũ dừa non nên thịt đuông dừa rất ngon, béo ngậy và rất giàu đạm dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nếu có dịp đi du lịch về miền Tây, quý khách không thể bỏ lỡ cơ hội để được thưởng thức món ăn độc đáo này, đuông dừa sống từ thân cây dừa thế nên nó có nhiều nhất là ở Bến Tre – quê hương Đồng Khởi, ở đây khu du lịch Cồn Phụng ở Ấp 10-xã Tân Thạch-huyện Châu Thành-Bến Tre (nằm dưới chân cầu Rạch Miễu là điểm đến lý tưởng nhất để thưởng thức món ăn này. Món ăn từ đuông dừa là một trong nhiều món ăn ngon, đặc sản mà khu du lịch Cồn Phụng đang phục vụ du khách. Từ đuông dừa, người ta chế biến ra nhiều món ăn ngon, cụ thể như: đuông dùa chiên bột ăn kèm với rau, cà chua, chắm nước mắm chua cay rất là tuyệt vời; hoặc đuông dừa nấu cháo; đuông dừa nướng muối ớt trên than hồng; và đặc biệt là món đuông dừa tắm mắm, người ta bắt những con đuông dừa còn sống rữa sạch, làm một dĩa mắm ớt rồi thả những con đuông còn đang bò nhút nhích vào dĩa – ăn món này có nhiều người cảm thấy sợ không dám ăn thế nhưng khi đã ăn rồi và quen với mùi vị béo đặc trưng của nó thì chắc rằng du khách sẽ có ấn tượng khó quên với món ăn giàu dinh dưỡng và hấp dẫn này.

Wednesday, October 21, 2015

Du lịch Bến Tre - Thắng cảnh Bến Tre


Bến Tre – một vùng đất được phù sa bồi đắp quanh năm bởi bốn con sông chính đó là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Chính sự bồi đắp này đã hình thành nên ba cù lao lớn: - Cù lao An Hóa, gồm các huyện Châu Thành và huyện Bình Đại. - Cù lao Minh, gồm các huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Thạnh Phú. - Cù lao Bảo gồm huyện Giồng Trôm, huyện Ba tri và thành phố Bến Tre. Chính vì được sự ưu đãi của thiên nhiên đó nên Bến Tre rất thuận lợi cho việc phát triển nông – ngư nghiệp, đặc biệt đây cũng là vùng đất màu mỡ đối với các loại cây ăn quả, điển hình như dừa Bến Tre đã trở thành một thương hiệu. Đi cùng với những thế mạnh về kinh tế nông nghiệp thì ngày nay tỉnh Bến Tre đang tích cực xúc tiến phát triển ngành công nghiệp không khói, cụ thể là phát triển và tạo dựng thương hiệu “Du lịch Bến Tre”. Với nội lực đang có hiện tại, Bến Tre rất tự tin thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà đi lên một bước tiến mới. Du lịch Bến Tre là một thành viên của Hiệp Hội Du Lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long, kể từ khi cây cầu Rạch Miễu được bắt nối liền hai bờ Tiền Giang và bờ Bến Tre thì lượng khách du lịch đỗ về ba cù lao này ngày một tăng, Bến Tre với truyền thống Đồng Khởi, là quê hương của các vị anh hùng, của các danh nhân lịch sử: Lãnh Binh Thăng, cụ Nguyễn Đình Chiểu, cụ Phan Văn Trị, nhà Bác học Trương Vĩnh Ký, nữ tướng Nguyễn Thị Định…đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, bên cạnh đó du lịch Bến Tre còn thu hút du khách bởi ở đây còn được mệnh danh là một vùng đất “xanh” bạc ngàn những cánh đồng dừa say trĩu quả, những vườn trái cây đặc sản xanh ươm, những đặc sản địa phương như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phòng Sơn Đốc, thánh địa hoa Chợ Lách và nổi tiếng có khu di tích Đạo Dừa ở Cồn Phụng mà bất cứ ai đi đến một lần đều có một ấn tượng khó phai.
ĐÔNG HẢI

Thursday, October 15, 2015

Bảo tàng dừa Bến Tre sắp đưa vào hoạt động

Bảo tàng dừa Bến Tre và những dự kiến về Bảo Tàng Dừa

Khởi công vào tháng 8 năm 2015, dự kiến Bảo tàng dừa Bến Tre sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2016. Bảo tàng dừa Bến Tre được xây dựng với một trăm phần trăm nguồn vốn từ Công ty TNHHDLDV Cồn Phụng, với ước tính kinh phí ban đầu khoảng trên 1 tỷ đồng, toàn bộ nguyên vật liệu dùng để xây dựng bảo tàng đều được làm từ cây dừa – một giống cây trồng đã tạo nên thương hiệu của vùng đất và con người Bến Tre.
bảo tàng dừa bến tre
Bảo tàng dừa Bến Tre
Đất nước Việt Nam với bảng đồ hình chữ S trải dài từ Bắc tới Nam, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, mỗi vùng miền đều có những loại cây trái nổi tiếng làm đặc trưng cho mỗi địa phương. Tuy nhiên giống cây trồng nổi bật nhất có thể kể đến giống cây là cây dừa, nói đến “ cây dừa” hẳn tất cả người dân trên dãy đất chữ S chúng ta đều không xa lạ, dừa là một loại cây trồng rất đặc trưng, thích hợp trên mọi vùng đất, dừa cho trái làm thức uống giải khát rất thú vị, hầu như mọi bộ phận trên cây dừa đều được người ta tận dụng triệt để để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của người dân. Việt Nam có hai vùng trồng dừa nhiều nhất cả nước, đó là vùng Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên về số lượng lẫn chất lượng của loại cây này thì Đồng bằng sông Cửu Long là nổi tiếng nhất, mà điển hình là thương hiệu “Dừa” Bến Tre đã đi vào huyền thoại. Dừa gắn bó với Bến Tre từ thuở Vùng đất này còn rất hoang sơ, ít người ở, theo thời gian lịch sử nó đã dần dà phát triển mạnh và hiện tại nó trở thành một loại cây gắn bó mật thiết với con người và vùng đất này.
Bảo tàng dừa bến tre
Bảo tàng dừa Bến Tre
Dừa xuất hiện đã trên hai thế kỷ kể từ lúc người dân khai phá đất Bến Tre, thế nhưng đến hôm nay vẫn chưa có một bảo tàng như đúng nghĩa sự đóng góp của nó. Để góp phần vào việc quảng bá thương hiệu dừa Bến Tre cũng như tôn vinh một loại cây trồng đã đi vào lịch sử, Công ty TNHHDLDV Cồn Phụng rất vinh dự khi được góp phần vào công việc nhiều ý nghĩa này, cụ thể là chúng tôi sắp hoàn tất nhà Bảo tàng dừa Bến Tre, có thể nói là lần đầu tiên của cả nước, Bảo tàng dừa Bến Tre được xây dựng ở khu du lịch Cồn Phụng – một địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hứa hẹn có thêm nhiều triển vọng mới, nó sẽ góp phần vào việc nâng cao hình ảnh cây dừa, vùng đất và con người Bến Tre và điều quan trong hơn đó chính là khu du lịch Cồn Phụng sẽ mở rộng cánh cửa, mở rộng lòng hiếu khách để chào đón du khách gần xa đến đây để tham quan, sự quan tâm của quý khách đó chính là niềm vinh dự và hạnh phúc lớn lao nhất của công ty chúng tôi.
ĐÔNG HẢI

Saturday, October 10, 2015

Đồng Bằng Sông Cửu Long Hội thảo liên kết du lịch


Đồng Bằng Sông Cửu Long Hội thảo liên kết du lịch

Vừa qua, vào ngày 27 tháng 9 năm 2015, tại khách sạn Dừa Bến Tre đã diễn ra “ Hội thảo liên kết du lịch cụm duyên hải phía đông Đồng bằng sông Cửu Long ”. Ý tưởng của cuộc Hội thảo này do Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Uỷ viên Bộ Chính Trị; Chủ tịch Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khởi xướng và đồng chủ trì Hội nghị.
Đồng Bằng Sông Cửu Long hội thảo liên kết du lịch
Ông Nguyễn Thiện Nhân
Hội thảo có sự tham gia đầy đủ 5 tỉnh thuộc khu vực phía đông Đồng bằng sông Cửu Long: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long và các khách mời, đại biểu đến từ TP.HCM, Tổng cục du lịch. Mở đầu buổi Hội Thảo, ông Trần Duy Phương – Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre đã đọc báo cáo đề dẫn về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020. Sau đó, các đại diện của các tỉnh, thành phố ,các Công ty lữ hành…đã có những ý kiến đóng góp rất thiết thực về thực trạng phát triển du lịch của khu vực nói riêng và của cả nước nói chung. Vấn đề được các đại biểu quan tâm nhiều nhất chính là thực trạng “ liên kết” du lịch và vấn đề cấp bách nhất cần khắc phục của ngành du lịch hiện nay. Trong một nhận định chung, các đại biểu đồng nhất đánh giá ý kiến rằng : vấn đề liên kết du lịch – hiện đã được nói rất nhiều trong văn bản thế nhưng chuyện các bên ngồi lại với nhau để thực hiện nó cho tốt thì còn rất nhiều vướng mắc chưa được giải quyết thoả đáng.
Thực tế trong lĩnh vực dịch vụ du lịch hiện nay còn tồn động rất nhiều yếu tố, cụ thể là: nhiều công ty du lịch, lữ hành chưa nhiệt quyết chuyện “liên kết” – ngồi lại với nhau để bàn bạc mà họ luôn cạnh tranh, hạ giá để kéo khách về mình, và như vậy vô hình chung đã kéo chất lượng dịch vụ đi xuống, dĩ nhiên ngành du lịch nói chung chắc chắn sẽ không thể nào phát triển được. Một vấn đề cũng quan trọng khác mà các đại biểu quan tâm đó là làm sao để giữ chân khách du lịch ở lại ít nhất một đến hai ngày, thật vậy đa phần từ Tp.HCM xuống họ chỉ đi trong ngày là về chứ không ở qua đêm, như thế nguồn thu từ dịch vụ này sẽ không đáng kể, đó là một thiệt thoài lớn cho các tỉnh phía đông Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Trước thực trạng đó, các đại biểu cũng có chung một phương hướng để giải quyết cụ thể: Muốn “liên kết” du lịch được tốt thì điều đầu tiên phải quan tâm đó chính là yếu tố cơ sở hạ tầng, đường xá phải thuận tiện và liên thông tốt giữa các tỉnh. Tránh tình trạng cạnh tranh để triệt hạ nhau, mỗi địa phương không nên kinh doanh các sản phẩm trùng lập, cần phải biết địa phương mình có thế mạnh là gì để từ đó phát triển nó đi lên. Ví dụ: Bến Tre nỗi tiếng thương hiệu là dừa – thì cần phải có một trung tâm quảng bá chuyên về dừa chẳng hạn… Làm được điều này, chúng ta mới thấy ró tầm quan trọng của việc liên kết du lịch – liên kết là cùng ngồi, cùng bàn với nhau để định hướng phát triển chung cho tất cả các bên đều có lợi.
Trước khi kết thúc Hội thảo, Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã đúc kết lại vấn đề như sau: Đồng chí đề cập đến một nhận định gọi là “khó khăn bền vững” – nói nhiều nhưng không làm được bao nhiêu. Vấn đề liên kết phải trên cơ sở khác biệt tự nhiên, năng lực của các tỉnh, liên kết là cái bổ sung cho nhau chứ không phải cạnh tranh.. Nhấn mạnh ngành du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, muốn phát triển tốt thì Nhà nước, nhà chuyên môn và các doanh nghiệp cùng làm, cùng nhau phát triển.
Đông Hải

Friday, October 2, 2015

Du lịch Cồn Phụng chăm lo đời sống cho CBCNV

Du lịch Cồn Phụng với nhiều hoạt động chăm lo đời sống công nhân, viên chức-lao động

Là đơn vị hoạt động chuyên về ngành nghề du lịch, thời gian qua, Ban giám đốc, nhân viên và toàn thể người lao động Công ty TNHH DLTM Cồn Phụng (gọi tắt là khu du lịch Cồn Phụng) không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn được giao, doanh thu năm sau vượt hơn năm trước. Mà hoạt động công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động nơi đây cũng đạt nhiều thành quả đáng khích lệ, nhất là trong công tác chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho công nhân, viên chức-lao động. Nhiều hoạt động do CĐCS tổ chức một lần nữa đã khẳng định vai trò và vị thế của tổ chức công đoàn đối với công nhân lao động.
Du Lịch Cồn Phụng -du lịch bến tre Du Lịch Cồn Phụng -du lịch bến tre
Du lịch Cồn Phụng Bến Tre
Khu du dịch Cồn Phụng hiện có 53 cán bộ, nhân viên và người lao động được bố trí thuộc 5 phòng: Tổ chức, hành chính-Tài vụ; điều hành du lịch; maketting; bộ phận nhà hàng khách sạn và bộ phận bếp. Ngay từ đầu năm, Ban chấp hành CĐCS luôn xác định tầm quan trong trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và tư tưởng chính trị cho đội ngũ nhân viên. Theo đó, Ban chấp hành CĐCS đã mạnh dạn đề đạt với Ban giám đốc Công ty tạo mọi điều kiện cho nhân viên trẻ, ưu tiên đối tượng nữ theo học các lớp ngắn và dài hạn nhằm kịp thời đáp ứng nhiệm vụ được giao. Sau khi hoàn thành các khóa học, chủ yếu là nâng cao nghiệp vụ về du lịch, hầu hết nhân viên đã áp dụng những kiến thức đã học vào công tác đạt hiệu quả cao. Khu du lịch Cồn Phụng hiện có 1 cán bộ có trình độ Thạc sĩ, 10 nhân viên Đại học và trình độ Cao Đẳng có 7 nhân viên. Số lượng nhân viên và người lao động còn lại, chủ yếu làm theo thời vụ đều có trình độ cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.
Song song với chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, CĐCS và Ban giám đốc khu du lịch Cồn Phụng còn nỗ lực không ngừng trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động nơi đây. Nhân viên ở xã thì được bố trí nhà ở thoáng mát, sạc đẹp. Vừa qua, Công ty đã cho sữa chữa 2 dãy phòng ở để tạo điều kiện cho nhân viên nam, nữ lưu trú lại và trực ca đêm giúp họ an tâm trong công tác. Hỗ trợ cơm trưa, mua đầy đủ các loại bảo hiểm như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tổ chức khám sức khỏe định kì, tặng quà, tiền thưởng và tổ chức các buổi tiệc ấm cúng nhân dịp lễ, tết…đã được công đoàn cơ sở Cồn Phụng tổ chức và nhận được sự đồng tình của đông đảo công đoàn viên.
Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thu Cúc-Chủ tịch Công đoàn cơ sở đã bày tỏ lời cám ơn đến tất cả công đoàn viên vì họ đã luôn tận tâm, đoàn kết và vượt khó sánh bước cùng đơn vị từ lúc khó khăn cho đến thời điểm kinh doanh đi vào ổn định như bây giờ. Thấu hiểu những nỗ lực cũng như sự cần cù, vượt khó của người lao động, năm nào cũng vậy, Ban giám đốc và Ban chấp hành CĐCS đều tạo điều kiện để công đoàn viên được đi du lịch, nghĩ dưỡng đồng thời giúp họ rút kinh nghiệm từ khâu tổ chức, phục vụ để nâng cao nghiệp vụ du lịch.

DU LỊCH CỒN PHỤNG TỔ CHỨC CHUYẾN THAM QUAN TẠI ĐÀ LẠT

Như thường lệ vào tháng 9 hằng năm, Ban lãnh đạo Công ty TNHH-TMDV Du lịch Cồn Phụng đã tổ chức một kỳ nghĩ dưỡng đặc biệt ý nghĩa cho toàn thể nhân viên của Công Ty. Năm nay, Ban lãnh đạo Công Ty thống nhất chọn du lịch Đà Lạt là nơi để các nhân viên trong Công Ty tham quan kết hợp với nghĩ dưỡng. Chuyến tham quan được chia ra làm hai đợt:
Đợt 1: Hành trình diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 2015.
Đợt 2: Hành trình diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 9 năm 2015.
Đồng chí Phan văn Thông ( Giám Đốc khu du lịch Cồn Phụng) là người trực tiếp xuyên suốt trong hai đợt hành trình tham quan, cùng với Trưởng đoàn Đ/C Nguyễn Tấn Hồng Hải và toàn thể nhân viên bao gồm phòng, bộ phận: Phòng TC-HCTV, phòng Điều hành du lịch, phòng Makerting, bộ phận nhà hàng khách sạn, bộ phận bếp, tổ nuôi trồng và môi trường…
Ngày đầu tiên của chuyến hành trình đã thể hiện được một không khí phấn khích, hồ hỡi của các anh em trong Công ty. Bởi lần này địa điểm tham quan chính là Đà Lạt, Đà Lạt không chỉ là một địa điểm du lịch của cả nước mà nơi đây còn được mệnh danh là thành phố của ngàn thông, thành phố của ngàn hoa, thành phố của tình yêu và nỗi nhớ… và không thể không kể đến những công trình kiến trúc như các bảo tàng, dinh thự vô cùng độc đáo…
Lần này, Đoàn tham quan nghỉ chân tại khách sạn Á Đông (thuộc Liên Đoàn Lao Động TPHCM), là một trong những đơn vị thân thiết và nghĩa tình với khu du lịch Cồn Phụng. Tại đây, đoàn đã có một thời gian ngắn để nghĩ ngơi sau một chuyến hành trình dài 400km từ thành phố Bến Tre đến thành phố Đà Lạt, sau đó bắt đầu hành trình khám phá các địa danh ở nơi đây. Địa điểm được tham quan đầu tiên đó chính là “Vườn hoa Đà Lạt”, nơi được xem như là một “thánh địa” của các loài hoa đẹp ngự trị. Không gian mở ra chào đón chúng tôi là một cổng bằng hoa hết sức ấn tượng với khoảng 10000 bông hoa ghép lại, chúng tôi đã được dịp tham thú rất nhiều loài hoa đẹp mà có lẻ chỉ ở Đà Lạt mới có.
Vườn hoa đà lạt
Vườn hoa Đà Lạt

Tạm biệt vườn hoa Đà Lạt, đoàn chúng tôi tiếp tục di chuyển đến một địa điểm nỗi tiếng khác- “Đỉnh Langbiang”. Đỉnh cao đến 2167m , được xem như nốc nhà của Tây Nguyên. Cũng tại nơi này ngày xưa từng diễn ra một câu chuyện rất cảm động, truyện kể rằng “ Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được Chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và để phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc Lát, Chil, Sré… thành chung một dân tộc K’Ho. Tù đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang”.
núi LangBiang
Núi LangBiang
Đoàn tham quan lại trở về khách sạn để nghĩ ngơi, đến chiều cùng ngày chúng tôi bắt đầu xuất phát, xe chạy men theo các khúc cua của vùng đồi núi Đà Lạt để tiến thẳng đến “ Đường hầm điêu khắt”-một kiệt tác nghệ thuật của Trịnh Bá Dũng. Nhắc đến Trịnh Bá Dũng, những người ở đây gọi ông là một “Kỳ nhân Đà Lạt”, một kẻ chơi ngông hay còn có thêm biệt danh là “Dũng khùng”. Ông được cho là một đại gia đã bỏ ra đến 200 tỷ để xây dựng đường hầm điêu khắt dưới lòng đất, đường hầm được khởi công xây dựng từ năm 2010 và hoàn thành vào cuối năm 2014, toàn bộ đường hầm kiến trúc này được mô phỏng quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt, chất liệu của nó bằng đất với chiều dài là 1200m. Đường hầm cũng là nơi chúng ta bắt gặp những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt, bên cạnh đó căn nhà bằng đất sét của Trịnh Bá Dũng cũng là nơi để lại ấn tượng đặc biệt, nó đã được ghi vào sách kỷ lục của Việt Nam. Có thể nói, “Đường hầm điêu khắt” được xem như là một điểm nhấn trong suốt chuyến hành trình của đoàn tham quan.
DSC01538 
Đường hầm điêu khắt
Đến sáng ngày hôm sau, đoàn chúng tôi vẫn tiếp nối cuộc hành trình nhưng vì sự giới hạn của thời gian nên đoàn chỉ được thăm viếng một số địa điểm tiêu biểu như: Thiền Viện Trúc Lâm-một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; đi thăm Ga Đà Lạt-là nhà Ga cổ nhất của toàn vùng Đông Dương; đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ với chiếc bàn xoay huyền bí và – một trong những dòng thác hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Trước khi tạm biệt thành phố Đà Lạt, Giám đốc cùng tập thể nhân viên khu du lịch Cồn Phụng đã có một buổi giao lưu thân mật với Giám đốc và tập thể nhân viên khách sạn Á Đông , đó cũng như là một buổi tổng duyệt cho một chuyến tham quan nhiều ý nghĩa.
 Ga Đà Lạt-là nhà Ga cổ nhất
Ga Đà Lạt-là nhà Ga cổ nhất
Đồi Mộng Mơ
DSC01586
Thác ĐaTanLa
Thông qua chuyến đi này, một lần nữa đánh giá cao sự quan tâm chu đáo của Ban lãnh đạo khu du lịch Cồn Phụng đối với đời sống tinh thần của công nhân viên. Mặt khác, nó còn thể hiện sự tiến bộ trong công tác lữ hành đã hoàn thành tốt với mọi khâu từ công tác tổ chức, chọn địa điểm, ăn, ở…Bên cạnh đó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn, đó là thông qua chuyến đi này không những công nhân viên có dịp nghĩ dưỡng kết hợp tham quan học hỏi mà còn thể hiện tình đoàn kết, sự gắn bó tương trợ lẫn nhau giữa Ban lãnh đạo Công ty với nhân viên và giữa nhân viên với nhau.
                                                                                     ĐÔNG HẢI